Mặc kệ nguy hiểm, khách du lịch vẫn lao ra tắm biển Sầm Sơn
Tin tuc trong ngay theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, khoảng 11h trưa 16/7 tại thành phố Thanh Hóa trời mưa khá nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Thế nhưng, thay vì nhanh chóng tìm chỗ trú chân, hàng trăm du khách vẫn lao ra biển nô đùa với con sóng dữ.
Loa phóng thanh của Đội cứu hộ, cứu nạn bãi biển Sầm Sơn cũng phát đi lời cảnh báo, yêu cầu du khách không được tắm biển, những người làm công tác cứu hộ cũng xuống tận mép nước, căng cờ báo hiệu, yêu cầu mọi người lên bờ, tiếng còi cảnh báo nguy hiểm vang lên liên tục nhưng tất cả đều vô nghĩa.
Ngoài những top thanh niên, nhiều gia đình vẫn cho cả trẻ con ra tắm biển. Theo những hình ảnh được ghi lại, sóng biển mỗi lúc một to, nước đục ngàu và gió ngày càng thổi mạnh hơn.
Theo kinh nghiệm của nhiều người dân biển, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, mà trời lúc mưa lúc tạnh, thậm chí có hửng sáng, sóng biển cao dần, nước đục ngầu… có nghĩa, bão lớn đang tiến vào bờ.
Trước đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2; tổ chức kiểm đếm, thường xuyên giữ thông tin liên lạc, thông báo, hướng dẫn cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Các huyện miền núi, vùng nguy cơ xảy ra sạt lở cao, vùng cửa sông, ven biển phải sẵn sàng khi có lệnh sơ tán dân.
Hàng ngàn người đang mắc kẹt tại các đảo ở Quảng Ninh
Trong khi đó, tại đảo Minh Châu - Quan Lạn (thuộc huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh) đang có hàng ngàn khách du lịch mắc kẹt vì ảnh hưởng của bão số 2. Trên đảo Cô Tô hiện cũng có hơn 3000 ngàn người đang vô cùng lo lắng vì không thể về đất liền.
Đa số các khách du lịch lưu trú trên các đảo tại Quảng Ninh từ thứ 6 đến chủ nhật nhưng do không đọc tin dự báo thời tiết nên không biết tình hình của cơn bão số 2.
Chủ khách sạn Thành Thư, chị Minh Thư chia sẻ với Pháp luật TP.HCM: “Khách sạn nhà tôi có khoảng 100 khách đang sốt ruột đợi tàu về. Ngoài ra, khách lưu trú của các khách sạn khác khá nhiều. Khoảng 6 giờ sáng nay gió to nên các tàu không dám chạy. Bây giờ, chỉ đợi tàu từ cảng Cái Rồng ra cho khách về được thôi chứ tầu ở Minh Châu không xuất bến được”.
Chủ tịch xã Minh Châu, ông Nguyễn Thành Sang cho biết: “Khách lưu trú lại trên đảo không ảnh hưởng gì tới tình hình an ninh trật tự của xã nhưng chủ yếu là tâm lí khách sốt ruột. Chúng tôi không có quyền điều tàu mà chỉ báo với huyện. Hiện chưa thống kê được cụ thể bao nhiêu khách đang mắc kẹt trên đảo”.
Ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Cảng vụ nội địa Quảng Ninh cho hay, Cảng vụ đã cho xuất bến khá nhiều tàu ra Minh Châu để chở hết khách về trước khi gió gió quá to.
Về phía huyện đảo Cô Tô hiện đang mắc kẹt 3000 khách, UBND huyện đã có giải pháp động viên, giảm giá dịch vụ như ăn nghỉ. Khi nào sóng yên sẽ đưa khách về đất liền.
Tương tự như ở Thanh Hóa, trước đó, UBND huyện đảo Cô Tô đã có công điện chỉ đạo thông báo thông tin dự báo thời tiết, cảnh báo của huyện cho nhân dân, khách du lịch biết để chủ động phòng tránh. Đồng thời thông tin cho 100% khách du lịch biết để chủ động thời gian tham quan, du lịch và di chuyển về đất liền; rà soát cập nhật 2 lần/ngày lượng khách đến đảo về diễn biến thời tiết. Xem thêm tai nạn giao thông mới nhất năm 2017 ở đây.
Nguồn: tin tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét